Addon Domain là gì? Thông tin cần biết về loại tên miền này

Addon Domain là gì? Thông tin cần biết về loại tên miền này

Trong thiết kế website không thể thiếu Domain (tên miền). Các doanh nghiệp buộc phải tìm đến các đơn vị cung cấp tên miền để được hỗ trợ đăng ký domain, giúp website được hoạt động ổn định. Có nhiều loại tên miền trong đó có Addon Domain. Vậy Addon Domain là gì? Có những lợi ích gì khi sử dụng tên miền này là thắc mắc được nhiều người quan tâm hiện nay. Trong bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ bật mí những thông tin chính xác về Addon Domain. Hãy theo dõi thật kỹ nhé!

Addon Domain là gì?

Addon Domain là gì? Đây là một loại tên miền được dùng để thêm vào hosting của website. Addon Domain có thể giúp bạn chạy được trên nhiều web với các tên miền khác nhau nhưng đều trên cùng 1 host. Tên miền này dễ nhận ra sự khác biệt bởi người sử dụng phải dùng tên miền .com, .net. Addon Domain sẽ giúp bạn tận dụng tối đa tài khoản hosting của mình cho nhiều website.

Cách hoạt động Addon Domain

Khi sử dụng Addon Domain, hệ thống tự động tạo ra một thư mục mới dành riêng cho tên miền mới. Khi kích hoạt, hệ thống tự động tạo thêm 3 đường dẫn URL khác. Khi bạn truy cập những thư mục mới sẽ không ảnh hưởng đến các thư mục hoạt động riêng được tạo bởi Addon Domain.

Để cài đặt Addon Domain, bạn cần thông qua công cụ cPanel. Ngoài việc tự nguyện cài đặt Addon Domain để thuận tiện hơn trong việc quản trị web thì có một số trường hợp bạn buộc phải tạo Addon Domain:

  • Quản trị viên nhập tên miền mới nhưng không đặt giao thức truyền tải văn bản như www hay http.
  • Tạo các Subdomain liên quan đến tên người dùng, thư mục hay tên miền phụ.
  • Có thể cPanel sẽ tự động đề xuất tên cho một thư mục riêng biệt nào đó dựa trên tên miền.

Phân biệt giữa Addon Domain với Parked Domain, Subdomain

Phân biệt giữa Addon Domain với Parked Domain, Subdomain

Bên cạnh việc giải đáp Addon Domain là gì, chúng ta cần phân biệt rõ ràng giữa Addon Domain, Parked Domain và Subdomain. Chúng đều sở hữu những đặc điểm riêng. Về tên miền Addon Domain, ta đã tìm hiểu khái niệm ở trên còn Parked Domain hay Subdomain thì sao?

Với Parked Domain

Đây là tên miền hoạt động song song với tên miền chính. Nó dùng chung một tài nguyên và dữ liệu trong cùng một website. Dùng Parked Domain giúp doanh nghiệp nâng cao hiệu quả quảng cáo hình ảnh công ty từ trong nước đến ngoài nước. Đó cũng chính là lý do tại sao các “ông lớn” như Google hay các thương hiệu khác đều dùng Parked Domain.

So với Addon Domain thì tên miền này có chút lợi thế bởi Addon Domain chỉ hiển thị một nguồn của website khi người dùng truy cập và chúng chỉ thích hợp cho việc tiết kiệm dữ liệu hoặc cho các website ít dung lượng. Sử dụng Parked Domain, người quản trị web dễ dàng thêm và sử dụng nhiều tên miền trên cùng 1 host. Chúng còn giúp người quản trị có nhiều sự lựa chọn với các tên miền dễ nhớ, từ đó làm tăng traffic về cho website.

Với Subdomain

Subdomain là cách tạo địa chỉ ở cấp độ 2 thay vì dùng trực tiếp tên miền cấp độ 1. Chứng tỏ bạn phải sử dụng tính năng Parked Domain hay Addon Domain thì bạn mới có thể dùng Subdomain. Nhìn chung có thể thấy rằng Subdomain đơn thuần là một tên miền phụ còn Addon Domain là nơi tổng hợp các tên miền của tất cả các website mà doanh nghiệp đang sở hữu.

Khi sử dụng Subdomain, bạn có thể tạo website riêng cho nhóm đối tượng nhất định. Ngoài ra có thể tách một chuyên mục sang một website riêng. Đặc biệt có thể sử dụng Subdomain cho web trên giao diện mobile, đây là giải pháp cho những web chưa chuẩn di động.

Lợi ích nhận được khi sử dụng Addon Domain là gì?

Tiết kiệm chi phí

Không phải tự nhiên nhiều người tìm hiểu về Addon Domain, ưu điểm lớn nhất khi sử dụng loại tên miền này là tiết kiệm chi phí. Các doanh nghiệp không cần bỏ ra quá nhiều tiền mà chỉ cần sử dụng một tài khoản là đã toàn quyền sở hữu tên miền. Không những thế người sử dụng còn có thể quản lý tên miền một cách độc lập.

Toàn quyền sở hữu

Bạn được toàn quyền sở hữu tên miền Addon Domain cho dù đó là tên miền chính hay tên miền phụ. Cũng nhờ lợi ích này mà nhiều doanh nghiệp đã ưu tiên chọn Addon Domain để thuận tiện hơn trong quá trình sử dụng.

Không gian lưu trữ tốt

Lý do người sử dụng ưu tiên Addon Domain là gì? Chính là không gian lưu trữ. Bạn có thể thực hiện các thao tác lưu trữ một cách nhanh chóng với nhiều dạng dữ liệu khác nhau. Đặc biệt bạn không cần lo lắng về việc bị thiếu dung lượng.

Giao diện thân thiện

Giao diện của Addon Domain dễ nhìn. Bạn có thể dễ dàng thực hiện và lựa chọn trên giao diện ngay từ lần đầu sử dụng bởi mọi thông tin đều được hiển thị rất rõ ràng.

Quản lý dễ dàng

Với Addon Domain, bạn có thể sử dụng và quản lý tài liệu hay truy cập các giao thức FTP đơn giản với một bảng điều khiển. Người sử dụng có thể tự mình điều chỉnh thông qua bảng điều khiển này mà không cần thêm bất cứ sự hỗ trợ nào từ bên ngoài.

Cách thêm và xóa Addon Domain

Sau khi biết Addon Domain là gì, ta cần nắm được cách thêm hay xóa loại tên miền này để chủ động hơn trong quá trình sử dụng:

Cách thêm và xóa Addon Domain

Tạo Addon Domain vào hosting cPanel

  • Bạn cần mở ứng dụng cPanel của website và tìm đúng đến thư mục Addon Domain.
  • Hãy nhập tên miền của bạn cần thêm vào mục này.
  • Điền đầy đủ thông tin trong mục Addon Domain như: Điền tên miền cần thêm ở mục New Domain Name, điền thông tin username FTP, khai báo public_html để tên thư mục giống tên miền chính ở phần Document Root.
  • Chọn Add Domain để bắt đầu và vào thư mục Add Domain để cập nhật thông tin.

Khi tạo Addon Domain không nên tự ý đặt mật khẩu. Nên dùng luôn mật khẩu đã được cập nhật ngẫu nhiên bởi cPanel để không phải nhớ về mật khẩu này.

Loại bỏ Addon Domain

  • Đăng nhập cPanel sau đó nhấp vào Add Domain mà trước đó bạn đã tạo.
  • Kéo xuống phần Actions và nhấp vào “xóa” là hoàn thành.

Một lưu ý nhỏ là khi đã xoá Addon Domain thì máy chủ và DNS vẫn sẽ lưu lại các tệp tin và chúng không bị ảnh hưởng gì.

Nếu bạn có nhu cầu đăng ký domain, hãy truy cập link: https://mona.media/dang-ky-ten-mien/

Trên đây là những chia sẻ về thắc mắc Addon Domain là gì. Hy vọng sau khi đọc bài viết bạn đã hiểu hơn về loại tên miền này và biết chúng có thích hợp với website của mình hay không.

>>Xem thêm: Lợi ích khi thiết kế website thực tế ảo VR cho doanh nghiệp