Chắc hẳn bạn đã từng nghe nhắc đến các hệ thống khí nén được sử dụng phổ biến trong các nhà máy, cơ sở sản xuất và đặc biệt là trong phòng sạch. Tuy nhiên, bạn vẫn chưa thật sự hiểu rõ cấu tạo cũng như vai trò của hệ thống này. Đừng lo lắng, ở bài viết hôm nay, Inetlogger sẽ giúp bạn giải đáp các thắc mắc về quy trình thiết kế và thi công hệ thống khí nén, cũng như giới thiệu đến bạn một đơn vị uy tín, chuyên nghiệp hiện đang cung cấp dịch vụ này, mong rằng sẽ hữu ích với bạn. Cùng tìm hiểu ngay nhé!
Hệ thống khí nén phòng sạch là gì?
Đây là hệ thống lưu trữ năng lượng khí và được nén lại nhằm phục vụ cho nhu cầu sản xuất, hoạt động đời sống của con người. Hệ thống khi nén này có khả năng tạo ra năng lượng từ thiên nhiên và tích trữ chúng để sử dụng khi cần thiết.
Các thành phần cấu tạo thành nên hệ thống cấp khí nén phòng sạch
Đây là thiết bị phòng sạch đóng vai trò là nguồn khi nó sản sinh ra khí nén nhằm cung cấp cho hệ thống làm việc. Máy nén khí cũng được xem như bộ phận quan trọng nhất của hệ thống nén khí.
Đường dẫn khí
Đường dẫn khí có vai trò chứa khí và truyền dẫn khí từ nguồn đến các thiết bị một cách nhanh chóng. Nó còn là cầu nối giữa bình tích áp, máy nén, bồn chứa khí với xi lanh, van,…
Ống dẫn thường được phân chia thành 2 loại, bao gồm:
- Loại ống dẫn khí cứng: Là các ống kim loại sắt, nhôm, đồng.
- Loại ống dẫn khí mềm: Ống có chất liệu từ PU, PE, PA,…
Để có thể kết nối các ống dẫn khí, nối ống dẫn với thiết bị, người ta thường sử dụng co nối nhựa hoặc đồng với nhiều hình dáng, kích cỡ, màu sắc, kiểu ren khác nhau.
Bình tích áp
Bình tích áp (hay còn gọi là bình tích khí) là thiết bị được sử dụng để chứa lượng khí mà máy nén tạo ra. Thông thường, bên trong cấu tạo của bình tích áp sẽ có một lọc tách xả nước, nhiệm vụ của nó là tách nước có trong khí nén trước khi cung cấp cho các thiết bị.
Bộ phận tách nước
Tuy đã trải qua một quá trình lọc tách nước tại bình tích áp suất, nhưng khí nén vẫn còn. Nguyên nhân của việc này có thể do lượng nước có trong khí quá nhiều, hoặc thời tiết tại thời điểm đó ẩm.
Khi khí đó đi vào máy nén khí, dưới tác động của áp suất cao, hơi nước sẽ phân tách ra và hình thành hạt nước. Bộ phận tách nước được lắp đặt trên đường ống sẽ giúp thu thập các hạt nước trong đường ống và xả ra bên ngoài thông qua các van tự động.
Bộ phận lọc khí nén
Đây là bộ phận đóng vai trò loại bỏ hoàn toàn các tạp chất như: nước, cát, bụi, sợi giấy, vụn ni lông, hạt kim loại,… để có chất lượng khí tốt nhất cho hệ thống hoạt động, nhất là đối với các dây chuyền khí nén thuộc các nhà máy thực phẩm, nước đóng chai, dược phẩm,…
Khí nén sau khi đã được lọc sạch sẽ được điều chỉnh áp suất thông qua chỉnh áp. Khi áp suất hiển thị trên đồng hồ ổn định sẽ tiếp tục đi sang bình dầu để được phun dầu dạng sương. Khí mang đầu đi đến các thiết bị vừa giúp hạ nhiệt, vừa bôi trơn những chi tiết máy.
Một số bộ phận khác của hệ thống cung cấp khí nén
Xi lanh: đây là thiết bị đóng vai trò chấp hành trong hệ thống với nhiệm vụ biến chuyển năng lượng của khí nén thành động năng nhằm thực hiện các nhiệm vụ như: nâng, ép, nén, kéo,…
Xi lanh được phân chia thành rất nhiều loại, có thể kể đến như: xi lanh 1 chiều, xi lanh 2 chiều, xi lanh lớn, xi lanh mini. Bên cạnh đó còn được phân chia theo hình dáng: xi lanh 2 ty, xi lanh vuông, xi lanh tròn, xi lanh compact, xi loanh xoay, xi lanh kẹp,…
Van: các van khí sẽ đảm nhiệm vai trò cơ cấu trong hệ thống. Chúng sẽ thực hiện đóng mở để cung cấp, phân chia và điều chỉnh lượng khí nén nhằm đáp ứng yêu cầu làm việc của các chấp hành.
Nếu phân chia theo cách thức tác động thì sẽ có van điện từ, van cơ và van khí. Thông thường, mọi người sẽ chọn van điện từ bởi khả năng đóng mở nhanh chóng, tiện lợi khi kết hợp với các thiết bị hẹn giờ, điện tự động, điện áp đa dạng: 24v, 12v, 220v, 110v.
Phụ kiện: để kết nối cũng như hỗ trợ các thiết bị hoạt động, hệ thống sẽ cần có một số các loại phụ kiện như: chia hơi tròn, chia hơi ngang, giảm thanh, ốc bít, đế van, đầu Y, đồng hồ đo áp suất, timer, coil điện,…
Các yếu tố quan trọng cần quan tâm khi lắp đặt hệ thống khí nén phòng sạch
Bình tích áp
Đối với các đường ống khí trong phòng sạch có tổng công suất lớn hơn 40 lít khí, lúc này bạn có thể lắp trực tiếp máy nén khí vào hệ thống mà không cần bình tích áp (ngoại trừ trường hợp trong hệ thống khí nén có nhiều loại máy nén khí).
Chẳng hạn như có 1 máy trục vít và 2 máy piston, trường hợp này bắt buộc sẽ phải lắp bình tích áp nhằm tránh ảnh hưởng giữa các máy với nhau. Việc lắp thêm bình tích áp sẽ giúp tối đa công suất máy cũng như ổn định, hoặc tích trữ áp suất trong các trường hợp tải tiêu thụ cụ thể.
* Lưu ý: Cần tránh lắp van một chiều giữa bình tích áp và máy nén khí trục vít.
Đường ống khí xả
- Ống khí xả phải được nối bằng mặt bích nối hoặc khớp nối có thể tháo rời. Đồng thời, van chặn cũng cần được nối vào để tiện cho việc bảo trì và kiểm tra đường ống sau này.
- Nếu đường đi của ống khí nén có đoạn võng và gấp khúc, máy hút bụi dài cần phải lắp van xả để ngăn chặn tích tụ xả.
- Khi nối rẽ nhánh từ nhánh chính thì nhánh rẽ phải nối từ mặt trên ống xuống, điều này sẽ giúp ngăn ngưng tụ từ phía sau.
Kết nối nhiều máy nén khí cùng hòa mạng khí nén
Cần phải có van chặn tại ống xả khí mỗi máy nén khí, khi máy nào dừng hoạt động thì cần phải khóa chặn máy đó và cách ly ra khỏi hệ thống khí nén. Khi có nhiều máy, cần có bình tích áp giữa chúng với mục đích ngăn độ dung truyền sang nhau.
Bộ xả nước tự động và tách nước
Cần phải giữ van xả nước tự động luôn mở nhỏ, độ dài của ống nối giữa bộ xả nước tự động và cổng xả phải ngắn hơn 3m. Đồng thời nhả khí xả vào không khí không cắm xuống đất hay môi trường gây cản trở thoát nước.
* Lưu ý:
- Bộ sấy khí nén nên đặt sau bình tích áp sẽ giúp tiết kiệm điện và đạt hiệu quả hơn.
- Nếu bộ xả nước không được thực hiện theo những mô tả như trên sẽ có khả năng xảy ra lỗi, làm nhiều khí xả trộn lẫn nước thất thoát ra bên ngoài hệ thống.
Các loại máy nén khí được sử dụng phổ biến hiện nay
Máy nén khí Piston
Đây là loại máy nén khí được dùng để biến đổi năng lượng của khí với sự trợ giúp của Piston và tạo ra áp suất cao. Máy có khả năng mang lại hiệu suất cao, tỷ số nén lớn từ 25->100, đồng thời có thể bảo toàn công suất cho dù có sự thay đổi về điều kiện vận hành.
Bên cạnh đó, máy còn có khả năng vận hành trong một dải áp suất thay đổi rộng và tạo ra được áp suất rất cao.
Máy nén khí trục vít
Máy nén khí trục vít giống như một thiết bị quay sử dụng bánh vít, bao gồm 2 cuộn lá chèn hình xoắn ốc để nén khí. Hiện nay, loại máy này thường được sử dụng khá phổ biến trong các doanh nghiệp, trong hệ thống vận chuyển, thu gom khí ở các mở hay cung cấp nguồn khí nén cho các thiết bị đo và điều khiển tự động.
Máy có ưu điểm là tuổi thọ cao do không khí tạo ma sát khi làm việc, nhờ đó giúp hạn chế hao mòn thiết bị. Ngoài ra, máy nén khí trục vít còn có hiệu suất làm việc cao với tỉ số nén cực đại là 25, cấu tạo nhỏ gọn, vận hành êm, công bảo trì và chi phí vận hành thấp.
Máy nén khí ly tâm
Máy nén khí ly tâm sử dụng bánh đẩy để ép khí vào phần rìa của bánh đẩy, giúp tăng tốc độ khí hoặc sử dụng đĩa xoay hình cánh quạt. Bộ phận khuếch tán của máy sẽ hỗ trợ chuyển đổi năng lượng của tốc độ thành áp suất.
Loại máy này thường được sử dụng chủ yếu trong ngành công nghiệp nặng với môi trường làm việc liên tục.
Máy nén khí dạng root
Loại máy nén khí này không hoạt động dựa trên nguyên lý thay đổi thể tích mà gọi là sự nén khí từ dòng phía sau.
Máy nén khí dạng root có cấu tạo bao gồm 2 hoặc 3 cánh quạt, dòng khí sẽ được phân bổ để đẩy vào theo các lưu lượng khác nhau, thông qua đó sẽ giúp hạn chế các tiếng ồn tạo ra trong quá trình hoạt động của máy nén khí.
Tư vấn thiết kế hệ thống khí nén phòng sạch và vật tư cần thiết
Sau đây là các bước trong khâu tư vấn thiết kế hệ thống khí nén phòng sạch và vật tư cần thiết:
1. Thống kê chi tiết tất cả những thiết bị sử dụng nguồn khí nén duy trì mọi hoạt động.
2. Xác định các thành phần chính trong hệ thống khí nén (bộ lọc khí nén công nghiệp, thiết bị làm mát giữa các cấp, bộ làm khô khí nén, bẫy lọc ẩm khí nén, bình khí nén).
3. Lưu lượng, áp lực cần cho từng vị trí => chọn dòng máy phù hợp.
4. Xác định điểm xa nhất của thiết bị sử dụng nguồn khí nén nhằm mục đích giúp việc tính toán thiết kế lắp đặt hệ thống khí nén chuẩn nhất, cách sắp xếp các thiết bị như bình khí nén, máy sấy không khí hoặc các bộ lọc khí nén công nghiệp,…
5. Tính toán tổng lưu lượng khí.
6. Tính toán trạm khí nén.
7. Lựa chọn máy và vẽ sơ đồ bố trí hệ thống khí nén.
Quy trình thi công hệ thống khí nén
Quy trình thi công hệ thống khí nén bao gồm 6 bước cụ thể như sau:
1. Thực hiện khảo sát khu vực cần lắp đặt hệ thống khí nén.
2. Thiết kế bản vẽ thi công hệ thống nén khí và lập kế hoạch thực hiện.
3. Cung cấp các vật tư, thiết bị và lắp đặt máy nén khí.
4. Thực hiện thi công, lắp đặt các đường ống dẫn khí tại khu vực cần thực hiện.
5. Hoàn thành hệ thống, bàn giao và nghiệm thu dự án.
6. Thực hiện cải tạo, sửa chữa các đường ống dẫn khí đã bị hư hại, xuống cấp.
Dịch vụ thiết kế và thi công hệ thống khí nén GMP Groups
Nếu bạn đang tìm kiếm một đơn vị cung cấp dịch vụ thiết kế và thi công hệ thống khí nén uy tín, chuyên nghiệp, GMP Groups sẽ là đơn vị mà chúng tôi tự tin giới thiệu đến bạn. Ra đời với sứ mệnh cung cấp giải pháp tổng thể cho công nghệ phòng sạch đạt tiêu chuẩn GMP/ISO với chất lượng tốt nhất và giá thành hợp lý nhất, GMP Groups hứa hẹn sẽ đáp ứng tốt nhu cầu của mọi khách hàng, tham khảo chi tiết tại: https://gmpgroups.com.vn/tin-chuyen-nganh/dich-vu-tu-van-tieu-chuan-gxp-iso/.
Đơn vị mang đến mô hình giải pháp đồng bộ từ tư vấn, thiết kế, thi công đến hướng dẫn và đào tạo GMP, đồng thời chịu trách nhiệm toàn bộ về mọi công đoạn của dự án nhằm hỗ trợ chủ đầu tư giám sát dự án một cách dễ dàng.
Bên cạnh đó, GMP Groups cũng sở hữu đội ngũ nhân sự gồm nhiều kỹ sư, dược sỹ dày dạn kinh nghiệm, trình độ chuyên môn cao, có khả năng đáp ứng những yêu cầu phức tạp nhất từ khách hàng.
Ngoài ra, đơn vị cũng đảm bảo các dự án đều được cấp chứng nhận đạt chuẩn, nhà máy đủ điều kiện hoạt động, vận hành đồng bộ hiệu quả và bền vững lâu dài. Doanh nghiệp vẫn sẽ tiến hành việc kiểm tra công trình sau giai đoạn thi công, bảo hành, bảo trì công trình với tất cả trách nhiệm, hỗ trợ tư vấn, hướng dẫn ngay cả khi đã hết thời hạn bảo hành nhằm xây dựng lòng tin tuyệt đối nơi khách hàng.
Mọi thông tin chi tiết, xin vui lòng liên hệ:
- Trụ sở: Lô LK20.8, KĐT Sinh thái Ecoriver, Phường Hải Tân, TP. Hải Dương, Tỉnh Hải Dương.
- Hotline: 02203857968 – 0972345486.
- Website: https://gmpgroups.com.vn/
- Email: [email protected]
Hy vọng bài viết trên đây của chúng tôi đã đem đến những thông tin tham khảo hữu ích nhằm giúp các bạn hiểu rõ hơn về quá trình thiết kế và thi công hệ thống khí nén. Mong rằng bạn sẽ chọn lựa được một đơn vị thi công uy tín để có thể hợp tác trong các dự án lắp đặt hệ thống khí nén cho doanh nghiệp mình. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết!