Chatbot hiện nay đang rất phổ biến trong Digital Marketing vì nó có thể thay thế vị trí nhân viên chăm sóc khách hàng của doanh nghiệp/công ty trong một chừng mực nhất định. Hãy tham khảo ngay bài viết này để biết Chatbot là gì? Vì sao Chatbot trở thành công cụ hữu hiệu trong Digital Marketing bạn nhé.
Chatbot là gì?
++ Định nghĩa
Chatbot là một chương trình máy tính hoặc trí tuệ nhân tạo để tương tác với người truy cập, thông qua các hình thức âm thanh thu sẵn hoặc đoạn chat soạn sẵn.
Các chương trình chatbot thường được ứng dụng trong hai khía cạnh:
- Thuyết phục phép thử Turing (Captcha) để ‘qua mặt’ rằng đó là người thật.
- Đây là khía cạnh được sử dụng chủ yếu của Chatbot. Theo đó, Chatbot được sử dụng trong các đoạn hội thoại chat online trên trang web, cho nhiều mục đích khác nhau như chăm sóc khách hàng (CSKH) hoặc cung cấp thông tin.
Một số Chatbot còn có thể tương tác qua hệ thống ngôn ngữ tự nhiên, chỉ cần nắm các từ khóa trong câu chat của người dùng và sau đó phản hồi với câu trả lời ‘gần như hoàn hảo nhất’ dựa vào thông tin cơ sở dữ liệu có sẵn của Chatbot.
++ Lịch sử hình thành
1950, bài viết nổi tiếng của Alan Turing về thứ được gọi là Phép thử Turing đã tạo nên một tiêu chuẩn trí tuệ tin học.
1966, từ phép thử Turing mà Joseph Wezenbaum đã công bố chương trình ELIZA – có khả năng đánh lừa người dùng rằng họ đang trò chuyện với người thật sự. Năm 1972 chương PARRY ra đời với mục đích và nền tảng tương tự. 2006 là D.U.D.E
Trong đó, năm 1996, thuật ngữ ‘Chatbot’ được Michael Mauldin sáng tạo ra vào năm 1994 để mô tả các đoạn hội thoại trả lời tự động. Đây được xem là đã đánh dấu một bước phát triển to lớn trong công nghệ chat tự động, sau vài năm phát triển và thấy được tiềm năng lớn từ lĩnh vực này, các “ông lớn” công nghệ ngay lập tức không bỏ qua, Google và Microsoft nghiên cứu và tích hợp chatbot trong những sản phẩm công nghệ của mình như hệ điều hành windows cũng như trong phần trợ lý ảo, các công ty phần mềm cũng không đứng ngoài cuộc khi đa phần họ đều tích hợp chatbot cho ứng dụng phần mềm của mình và cái tên kama software chắc chắn đã được nhiều người biết đến nhớ đi đầu trong xu hướng này.
Hiện nay, phần lớn các chatbot đều có thể truy cập thông qua các trợ lý ảo như Trợ lý Google, Alexa của Amazon hoặc qua các phần mềm nhắn tin như Facebook Messenger hoặc WeChat hoặc thông qua nhiều ứng dụng và trang web độc lập khác.
Ngoài ra Chatbot có thể được áp dụng cho nhiều lĩnh vực nhỏ khác nhau như: Hội thoại thương mại (e-commmerce), phân tích, giao tiếp, tích hợp app quản lý Airbnb (cụ thể là quản lý trọ Mona House), hỗ trợ khách hàng, các công cụ thiết kế, phát triển, giáo dục, giải trí, tài chính, ẩm thực, trò chơi, sức khỏe, tuyển dụng, marketing, tin tức, cá nhân, sản xuất, mua sắm, xã hội, thể thao, du lịch và vô số khác.
++ Chatbot hoạt động như thế nào?
Chatbot có thể tương tác với người dùng thông qua âm thanh hoặc đoạn văn bản trên các nền tảng trò chuyện trực tuyến. Chatbot hoạt động qua 3 công đoạn lập trình sau:
Phiên dịch: lập trình viên sẽ thiết kế code để chatbot có thể dịch yêu cầu của người dùng, hiểu được chúng. Đây là yếu tố đánh giá một chatbot có thông minh hay không.
Vì sao Chatbot trở thành công cụ hữu hiệu trong Digital Marketing?
Chatbot được đánh giá cao trong giới Digital Marketing vì nó là một công cụ vô cùng hữu dụng. Vì sao ư? Hãy cùng điểm qua những lợi ích mà chatbot mang đến trong lĩnh vực marketing quảng cáo:
++ Tỉ lệ sử dụng nhiều, có độ tương tác tốt
Tỉ lệ sử dụng chatbot dưới dạng khung chat, messenger từ người dùng được thống kê lên đến 90%. Đây là một con số khá cao, thể hiện độ tương tốt khi so với tỉ lệ marketing thông qua email như trước đây. Vì thế đối với Digital Marketing thì chatbot quả là một công cụ có ích để bạn gửi tin nhắn quảng cáo, hoặc tương tác (trao đổi, tư vấn…) với khách hàng.
Ngoài ra, chatbot dưới dạng chat trực tuyến như messenger hiện có số lượng sử dụng hơn 1 tỷ trên thế giới. Điều này giúp doanh nghiệp thông qua chatbot mà tiếp cận dễ dàng với nhiều đối tượng khác nhau, tăng tỷ lệ quảng cáo hiệu quả, tiếp thị hoặc thậm chí là bán sản phẩm thành công.
++ Nhanh chóng, tiết kiệm nhân sự
Nếu như trước đây các doanh nghiệp phải thuê rất nhiều nhân viên để thực hiện tiếp thị, marketing truyền thống, trực ban trả lời tư vấn với khách hàng qua điện thoại hoặc mạng internet. Thì giờ đây, nhờ tính năng tự động của chatbot mà chi phí được cắt giảm bớt thông qua các câu tư vấn được soạn sẵn, kịp thời tư vấn nhanh chóng, ngay lập tức cho người dùng – đối tượng khách hàng tiềm năng.
++ Tiếp thị sản phẩm hiệu quả hơn
Với lợi thế phát triển thời đại 4.0 hiện nay, Digital Marketing đã có thể tiếp cận hiệu quả đến nhiều đối tượng khách hàng thông qua chatbot, tỉ lệ tương tác trên mạng xã hội như bình luận các post facebook cũng vô cùng nhiều nhờ thông tin chia sẻ tự động từ chatbot.
Mặt khác khi người dùng có nhu cầu và comment trên bài viết của bạn thì khách hàng comment trên bài chatbot ngay lập tức tự động sẽ gửi tin nhắn tới khách hàng và kết nối với họ nhanh chóng, riêng tư. Đặc biệt thông qua những thông tin khách hàng này sẽ tạo cơ sở dữ liệu tiềm năng cho doanh nghiệp về khách hàng thường xuyên, khách hàng tiềm năng,v.v.
++ Phong thái kinh doanh chuyên nghiệp
Một lợi ích khác khiến bạn không thể bỏ qua chatbot là nó tạo phong thái chuyên nghiệp trong mắt khách hàng khi tìm hiểu về sản phẩm/dịch vụ của bạn. Điển hình như, nhờ tính năng tự động rep của chatbot mà người dùng sẽ nhận ngay phản hồi, không phải chờ đợi lâu. Đôi khi điều này còn giúp giữ chân khách hàng vì nếu như phải chờ quá lâu không có lời phản hồi thì đôi khi họ sẽ chuyển sang doanh nghiệp khác.
Chỉ cần nắm từ khóa trong câu hỏi, lời nói của người dùng mà chatbot sẽ tự động phản hồi bằng một tin nhắn phù hợp gần như ngay lập tức. Nhờ đó, khách đánh giá doanh nghiệp của bạn chuyên nghiệp hơn.
Hi vọng qua những thông tin về Chatbot là gì? Vì sao Chatbot trở thành công cụ hữu hiệu trong Digital Marketing? trên sẽ giúp bạn đọc có thêm kiến thức và ứng dụng vào việc quảng cáo một cách thật hiệu quả.