Ở giai đoạn 6 tháng tuổi, các bé chưa thể giao tiếp với mọi người xung quanh bằng ngôn ngữ của người trưởng thành. Thế nhưng, chúng ta vẫn có cách ra hiệu để trò chuyện với bé. Không những vậy, các ngôn ngữ ký hiệu mà bạn sử dụng sẽ đóng vai trò rất quan trọng trong giai đoạn phát triển này của trẻ.
Vai trò của việc ra hiệu khi trò chuyện với bé
Nancy Cadjan – chuyên gia nghiên cứu, tác giả của những cuốn sách liên quan đến ngôn ngữ cơ thể của trẻ nhỏ đã chỉ ra rằng trẻ em sẵn sàng học hát từ 4 tháng tuổi, nhưng phải đến khoảng 7 – 9 tháng tuổi mới bắt đầu học được về ngôn ngữ ký hiệu.
Điều này đồng nghĩa với việc ở giai đoạn khoảng 5 – 6 tháng tuổi, các bé sẽ cần được tiếp xúc với ngôn ngữ ký hiệu ở một mức độ thích hợp nhằm kích thích sự phát triển tại các phần não bộ liên quan.
Có như vậy, khi đến giai đoạn vàng 7 -9 tháng tuổi, các bé sẽ có khả năng tiếp nhận, ghi nhớ và xử lý được các thông tin về ký hiệu, ngôn ngữ cơ thể tốt hơn.
Ngoài ra, theo nhiều chuyên gia dinh dưỡng – sức khỏe như Kidshealth… việc bạn ra hiệu kết hợp với sử dụng ngôn ngữ nói sẽ làm bé bộ não của bé ghi nhớ và tạo ra sự liên kết giữa hình ảnh, sử vật, sự việc liên quan. Đây sẽ là một phương pháp hiệu quả để hỗ trợ phát triển khả năng ngôn ngữ của bé.
10 cách ra hiệu trò chuyện với bé 6 tháng tuổi
Xong rồi
Bạn ra hiệu “Xong rồi” cho bé bằng cách xòe rộng hai bàn tay, để cho bé nhìn thấy bạn không cần thêm bất kỳ món đồ nào khác. Động tác này nên được thực hiện sau khi thay tã, sau khi tắm hoặc sau khi ăn xong. Nhờ đó, các bé sẽ hiểu là bây giờ sẽ chuyển sang hoạt động khác.
Thêm nhé
Khi bạn muốn bé ăn thêm hoặc uống thêm sữa, bạn có thể sử dụng động tác chụm các đầu ngón tay vào nhau 2 lần. Bé sẽ hiểu bạn đang muốn nói “Bé ăn thêm nhé”
Ngủ nào con yêu
Các mẹ nên sử dụng động tác này để ra hiệu cho bé đã đến giờ đi ngủ. Bạn cần làm động tác che mặt, sau đó nhắm mắt. Kết hợp động tác này với việc điều chỉnh các yếu tố khác như đặt bé vào nôi, tắt hoặc làm không gian phòng tối đi,… dần dần sẽ hình thành thói quen cho bé.
Trong một vài trường hợp, khi bé đã quen với những động tác này, bé sẽ ra hiệu cho bố mẹ bằng động tác tương tự để bố mẹ đưa bé đi ngủ.
Măm măm – cách trò chuyện với bé quan trọng
Ở động tác này, bạn chỉ cần dùng tay ra hiệu như đang đút thức ăn vào miệng. Nên lặp lại động tác đều đặn trước mỗi lúc bạn cho bé ăn dặm hoặc uống sữa. Theo chia sẻ của nhiều chuyên gia về cách ăn dặm và điển hình là từ Matsuya đây cũng là cách giúp bé thấy ứng thú và hưng phấn hơn khi ăn dăm
Tắm – trò chuyện với bé để bé thích thú hơn
Để ra hiệu cho bé đã đến lúc đi tắm, bạn chỉ cần lặp đi lặp lại động tác xoa tay trước ngực như khi bạn đang kỳ cọ. Bạn sẽ dễ dàng liên tưởng đến việc đi tắm và nhận biết được hoạt động này sẽ diễn ra khi mẹ ra hiệu tương tự ở những lần khác.
Đọc sách
Bạn thực hiện động tác mô phỏng việc đóng mở sách để ra hiệu cho bé rằng “Đến lúc mẹ con mình cùng đọc sách rồi”. Ở thời điểm này, các bé chưa thể hiểu được ý nghĩa hay nội dung cuốn sách tuy nhiên bé sẽ hình thành thói quen nghe giọng đọc của mẹ sau đó. Việc này sẽ có tác động tích cực đến việc phát triển ngôn ngữ của trẻ.
Meo meo
Vì mèo là một loại thú nuôi khá phổ biến lại có vẻ ngoài đáng yêu, được nhiều trẻ em yêu thích nên từ “mèo” có thể là một trong những từ đầu tiên bạn dạy cho bé thông qua việc ra hiệu. Bạn thực hiện động tác kéo tay ở khóe miệng để tạo dáng giống miệng mèo và nói thêm tiếng kêu “meo meo” để hấp dẫn sự chú ý từ bé.
Bóng
Bạn chụm tay lại tạo thành hình cầu như thể đang cầm một quả bóng ở bên trong. Đây là động tác cho món đồ chơi đơn giản nhất. Ngoài ra, bạn có thể dùng tay để mô tả lại các đồ chơi, đồ vật khác quen thuộc với bé.
Tuy nhiên, bạn không nên đưa cho bé quá nhiều ký hiệu cùng lúc, hãy để bé làm quen và thuộc động tác cho món đồ chơi này trước khi đến với các đồ vật khác phức tạp hơn.
Chuối
Với hoa quả hoặc đồ ăn, bạn cũng có thể dùng các động tác mô tả hành động thay vì mô tả hình dáng các loại hoa quả. Ví dụ như các mẹ có thể dùng một cách giơ ra làm quả chuối và tay còn lại thực hiện động tác như đang bóc vỏ.
Táo
Bạn có thực hiện động tác quen thuộc như trỏ tay mà má sau đó xoay nhẹ, đồng thời chóp chép miệng và nói “Táo, táo”. Dần dần, bé sẽ nhớ được loại quả cũng như động tác của bạn.
Một vài lưu ý khi bạn ra hiệu trò chuyện với bé
Dưới đây là một vài lưu ý khi ra hiệu trò chuyện với bé, mẹ có thể tham khảo thêm tại bột ăn dặm Matsuya để có thêm nhiều gợi ý và lời khuyên khi giao tiếp với trẻ từ khi còn sơ sinh đến khi bé lớn.
Hãy làm động tác thật đơn giản và ngộ nghĩnh
Bạn không nhất thiết phải mô phỏng lại giống hệt với những gì bài viết đã đề cập. Vẫn là động tác đó nhưng bạn có thể diễn tả một cách ngộ nghĩnh, đáng yêu để hấp dẫn sự chú ý của bé.
Hoặc thậm chí, bạn cũng có thể tự tạo ra những động tác tương tự như vậy với những món đồ, những hoạt động mà bé tiếp xúc, thực hiện hàng ngày.
Nói chuyện với bé khi ra hiệu
Khả năng ngôn ngữ nghe nói của bé phát triển sớm hơn một chút so với việc phát triển ngôn ngữ ký hiệu. Do đó, việc bạn trò chuyện với bé sẽ khiến bé có thể hình dung được đầy đủ về đồ vật, cách gọi tên và những hành động mà bé sẽ thực hiện.
Lưu ý, khi nói chuyện với bé hãy nói thật chậm, ngắn gọn và đơn giản nhất có thể. Các bạn thậm chí có thể bỏ bớt đại từ và những từ không quan trọng khác để bé tập trung hơn vào đồ vật hoặc hành động bạn đang mô tả.
Quan sát phản ứng của bé
Việc ra hiệu khi trò chuyện của bạn chỉ hiệu quả khi bé bắt đầu tiếp nhận và có phản xạ đáp lại những ký hiệu và lời nói đó. Bởi vậy, trong quá trình thực hiện các động tác ở trên, bạn cần chú ý xem bé có đang tập trung vào mình hay không và bé có phản ứng thế nào sau đó.
Nếu bạn gần như không nhận được bất kỳ hành động nào của bé như bắt chước động tác hay cách nói của bạn, bạn có thể điều chỉnh để thực hiện động tác quen thuộc và thu hút hơn với trẻ.
Khuyến khích bé làm theo
Giai đoạn đầu khi bạn bắt đầu ra hiệu cho bé khi trò chuyện, bé có thể không có quá nhiều phản ứng hoặc phản ứng của bé không như mong đợi của bạn. Các mẹ cần kiên nhẫn theo dõi, điều chỉnh cách thực hiện và liên tục khuyến khích trẻ phản hồi lại mình.
Sau một thời gian, các bé sẽ dần quen với những động tác của bạn, hiểu được ý của bạn và có xu hướng thực hiện theo.
Inetlogger hy vọng những chia sẻ trong bài viết 10 cách ra hiệu trò chuyên với bé 6 tháng tuổi trên đây sẽ giúp cho các bà mẹ có thể tìm được một phương thức trò chuyện đặc biệt giữa hai mẹ con thông qua các ký hiệu và ngôn ngữ cơ thể.