QA là gì? So sánh giữa QA và QC

QA là gì? So sánh giữa QA và QC

Thuật ngữ QA hiện đang vô cùng phổ biến trong kiểm tử phần mềm. Tuy nhiên, thực sự không nhiều người biết QA là gì? Công dụng và cả sự khác biệt giữa QA và QC. Không có nhiều người hiểu rõ về chúng. Chính vì vậy, bài viết hôm nay hãy cùng chúng tôi đi tìm hiểu QA là gì và sự khác biệt giữa QA và QC nhé.

QA là gì?

QA hay Quality Assurance, đây là những công việc nhằm đảm bảo chất lượng của quy trình sản xuất và việc xây dựng hệ thống của một công ty theo đúng chuẩn mực. Đo lường và giám sát chặt chẽ việc thực hiện các chuẩn chất lượng trong các giai đoạn từ việc thiết kế, nghiên cứu thị trường… cho đến việc bán hàng, sản xuất và chăm sóc khách hàng.

Những công việc của QA

Công việc chính là xây dựng và thiết lập sổ tay quy trình về các hệ thống quản lý chất lượng tại chính nơi được áp dụng. Ví dụ: Hệ thống tiêu chuẩn ISO 22000, ISO 14001, ISO 9001…

Những công việc của QA
Bộ phận QA đóng một vai trò vô cùng quan trọng trong các công ty

Trong quy trình hệ thống tại một công ty sẽ thường được áp dụng và chia thành 3 cấp bậc khác nhau. Trong đó, đứng đầu là chính xác chất lượng.

  • Cấp 1: Sổ tay chất lượng
  • Cấp 2: Quy trình hệ thống chất lượng
  • Cấp 3: Các quy trình áp dụng, hướng dẫn công việc cho sản phẩm, chi tiết gia công hoặc đang gia công.

Không chỉ vậy, các nhân viên QA còn được đảm nhiệm nhiều công việc khác như:

  • Tham gia vào các hoạt động nhằm cải tiến khả năng sản xuất
  • Đánh giá hệ thống quản lý chất lượng hàng năm của công ty
  • Phối hợp với bên sản xuất trong trường hợp có khách hàng đánh giá công ty
  • Lưu các chứng nhận năng lực và hồ sơ theo quy định và quy trình
  • Đánh giá nhà thầu, nhà cung cấp đang thực hiện công tại công ty
  • Huấn luyện cho các bộ phận có liên quan về việc áp dụng tiêu chuẩn, hệ thống và quy trình cũng như các thay đổi trong hệ thống và quy trình nhằm phù hợp hơn với nhu cầu thực tế.

Những công việc của QC

Những công việc của QC
Bộ phận QC có trách nhiệm lập kế hoạch và đưa ra đánh giá từng sản phẩm

Những người làm QC cần có kiến thức chuyên sâu về lĩnh vực mà công ty đang hoạt động, luôn hiểu rõ quy trình, cách thức sản xuất, giám sát trực tiếp và thường xuyên tại xưởng sản xuất.

  • Lập kế hoạch kiểm tra và đánh giá từng sản phẩm một cách chính xác nhất
  • Có khả năng sử dụng tốt các công cụ phân tích kết quả, đảm bảo chất lượng luôn được duy trì.
  • Phát hiện và phân loại được các sản phẩm lỗi, gửi lại bộ phận xử lý để sửa chữa. Lập ra bản báo cáo về những điểm không phù hợp gây ra sai sót trong quy trình sản xuất.
  • Lưu trữ hồ sơ các hạng mục đã được kiểm tra, lập báo cáo chi tiết trong quá trình kiểm tra.
  • Kênh thông tin giám sát khách hàng và chất lượng của sản phẩm, thường xuyên kiểm tra hoạt động của đội ngũ sản xuất, so sánh với những yêu cầu của khách hàng để có thể tạo ra được sản phẩm với chất lượng tốt nhất.
  • Có khả năng giao tiếp tốt, luôn nắm rõ các thuật ngữ chuyên ngành, đồng thời còn phải có khả năng ngoại ngữ để giao tiếp với những khách hàng nước ngoài. Bên cạnh đó, ý thức trách nhiệm cũng là điều không thể thiếu.
  • QC là một bộ phận quan trọng tác động không nhỏ tới chất lượng của từng sản phẩm trước khi tung ra thị trường.

Sự khác biệt giữa QA và QC

Thực tế, có rất nhiều người nhầm lẫn giữa 2 công việc của QA và QC do cả 2 hoạt động này đều quản lý về chất lượng. Tuy nhiên, tính chất công việc trong 2 lĩnh vực này lại hoàn toàn khác nhau. Theo CEO Matt Long tại Groovetechnology.com trong lĩnh vực phần mềm thì tùy thuộc vào cơ cấu công việc, cách thức tổ chức hoạt động của các công ty mà QA và QC lại được tách riêng và gộp chung. Thông thường, tại các quy mô hộ thống chuẩn mực, 2 lĩnh vực này thường được tích riêng với những công việc hoàn toàn không giống nhau.

QA đảm bảo chất lượng

  • Là một quy trình được tính toán kỹ lưỡng nhằm đảm bảo phần mềm được cung cấp sẽ vượt qua được những yêu cầu về chất lượng.
  • Mục tiêu chính của QA là ngăn ngừa các khiếm khuyết
  • QA là bộ phận quản lý chất lượng
  • QA không liên quan tới việc thực hiện chương trình
  • Tất cả những người hoạt động trong lĩnh vực QA đều có trách nhiệm bảo đảm chất lượng.
  • QA e.g. Verification/ Xác minh
  • QA có nghĩa là lên kế hoạch và thực hiện quy trình
  • QA giúp đảm bảo đang làm đúng những việc cần làm.
  • QA định nghĩa chuẩn mực và các phương pháp cần thực hiện cũng như tuân thủ để có thể đáp ứng được các yêu cầu từ phía khách hàng.
  • QA là bộ phận sẽ chịu trách nhiệm cho quy trình phát triển phần mềm
QA đảm bảo chất lượng
QA và QC là 2 bộ phận hoàn toàn riêng biệt

QC kiểm soát chất lượng

  • Kiểm soát chất lượng cũng như sự hoàn thành của các yêu cầu về sản phẩm
  • Mục tiêu chính của bộ phận QC là cải thiện các khiếm khuyết
  • QC là xác minh chất lượng
  • QC liên quan tới việc thực hiện các chương trình
  • Testing team sẽ chịu trách nhiệm cho QC
  • QC e.g. Validation/ Xác nhận
  • QC có nghĩa là thực hiện quy trình có trong kế hoạch
  • QC giúp đảm bảo những việc đang làm có được kết quả như mong đợi
  • QC đảm bảo các phương pháp và chuẩn mực được tuân thủ trong quá trình phần mềm được phát triển.
  • QC là quá trình xác minh phần mềm
  • QC là bộ phận chịu trách nhiệm cho chu kỳ kiểm tra phần mềm

Là một bộ phận quan trọng, QA đóng một vai trò gần như không thể thiếu đối với các công ty. Hiểu rõ QA và QC sẽ giúp cho mọi người có thể phân biệt được 2 bộ phận này. Đây là 2 bộ phận riêng biệt nhưng thực tế có rất nhiều người gặp phải nhầm lẫn. Tìm hiểu rõ ràng nhiệm vụ của từng bộ phận sẽ giúp mọi người tránh được những nhầm lẫn không đáng có.